5s quảng cáo

Mình có 1 shopee nho nhỏ bán ốp iPhone kunn.oops, mọi người ủng hộ nhé :D

Mở đầu

Cách biểu thị quan hệ n-n trong cơ sở dữ liệu là rất phổ biến, ví dụ một địa chỉ có thể có nhiều người ở (gia đình). và một người có thể có nhiều hơn một địa chỉ.

Bình thường, khi các bạn tạo table trong csdl để biểu thị mối quan hệ này, chúng ta sẽ tạo ra một bảng mới, tham chiếu tới cả bảng này.

many-to-many

Thể hiện mỗi quan hệ này một cách đầy đủ trong code bằng Hibernate thì chúng ta sẽ dùng @ManyToMany

Trong bài sử dụng các kiến thức:

  1. Hibernate là gì?
  2. Cách sử dụng Lombok để tiết kiệm thời gian code

Tạo project

Toàn bộ bài viết được up tại Github: github.com/loda-kun/java-all

Chúng ta sẽ sử dụng Gradle để tạo một project có khai báo Spring BootJpa để hỗ trợ cho việc demo @ManyToMany.

Các bạn có thể tự tạo 1 project Spring-boot với gradle đơn giản tại: https://start.spring.io

plugins {
    id 'org.springframework.boot' version '2.1.4.RELEASE'
    id 'java'
}
apply plugin: 'io.spring.dependency-management'

group 'me.loda.java'
version '1.0-SNAPSHOT'

sourceCompatibility = 1.8

configurations {
    compileOnly {
        extendsFrom annotationProcessor
    }
}

repositories {
    mavenCentral()
}

dependencies {
    implementation 'org.springframework.boot:spring-boot-starter-data-jpa'
    implementation 'org.springframework.boot:spring-boot-starter-web'
    compileOnly 'org.projectlombok:lombok'
    runtimeOnly 'com.h2database:h2'
    annotationProcessor 'org.projectlombok:lombok'
    testImplementation 'org.springframework.boot:spring-boot-starter-test'
}

Trong ứng dụng trên bạn sẽ thấy có com.h2database:h2. Đây là một database, tuy nhiên nó chỉ tồn tại trong bộ nhớ. Tức làm mỗi khi chạy chương trình này, nó sẽ tạo database trong RAM, và tắt chương trình đi nó sẽ mất.

Chúng ta sẽ sử dụng H2 thay cho MySql để cho.. tiện!

Khi tạo xong project, sẽ có thư mục như sau:

many-to-many

Tạo Table

Để tạo table, chúng ta tạo ra các Class tương ứng.

import java.util.Collection;

import javax.persistence.CascadeType;
import javax.persistence.Entity;
import javax.persistence.FetchType;
import javax.persistence.GeneratedValue;
import javax.persistence.Id;
import javax.persistence.JoinColumn;
import javax.persistence.JoinTable;
import javax.persistence.ManyToMany;

import lombok.AllArgsConstructor;
import lombok.Builder;
import lombok.Data;
import lombok.EqualsAndHashCode;
import lombok.NoArgsConstructor;
import lombok.ToString;

@Entity // Đánh dấu đây là table trong db
@Data // lombok giúp generate các hàm constructor, get, set v.v.
@AllArgsConstructor
@NoArgsConstructor
@Builder
public class Address {

    @Id //Đánh dấu là primary key
    @GeneratedValue // Giúp tự động tăng
    private Long id;

    private String city;
    private String province;

    @ManyToMany(cascade = CascadeType.ALL, fetch = FetchType.LAZY)
    // Quan hệ n-n với đối tượng ở dưới (Person) (1 địa điểm có nhiều người ở)
    @EqualsAndHashCode.Exclude // không sử dụng trường này trong equals và hashcode
    @ToString.Exclude // Khoonhg sử dụng trong toString()
    
    @JoinTable(name = "address_person", //Tạo ra một join Table tên là "address_person"
            joinColumns = @JoinColumn(name = "address_id"),  // TRong đó, khóa ngoại chính là address_id trỏ tới class hiện tại (Address)
            inverseJoinColumns = @JoinColumn(name = "person_id") //Khóa ngoại thứ 2 trỏ tới thuộc tính ở dưới (Person)
    )
    private Collection<Person> persons;
}
@Entity
@Data
@NoArgsConstructor
@AllArgsConstructor
@Builder
public class Person {

    @Id
    @GeneratedValue
    private Long id;
    private String name;

   
    // mappedBy trỏ tới tên biến persons ở trong Address.
    @ManyToMany(mappedBy = "persons")
    // LAZY để tránh việc truy xuất dữ liệu không cần thiết. Lúc nào cần thì mới query
    @EqualsAndHashCode.Exclude
    @Exclude
    private Collection<Address> addresses;
}

Nếu chúng ta chưa tạo ra các table trong cơ sở dữ liệu, thì mặc định Hibernate sẽ bind dữ liệu từ class xuống và tạo table cho chúng ta.

Bạn phải tạo file config src\main\resources\application.properties như sau để kết nối tới H2 database nhé:

spring.datasource.url=jdbc:h2:mem:testdb
spring.datasource.driverClassName=org.h2.Driver
spring.datasource.username=sa
spring.datasource.password=
// Không có password, vào thẳng luôn
spring.jpa.database-platform=org.hibernate.dialect.H2Dialect
# Cho phép vào xem db thông qua web
spring.h2.console.enabled=true

Chạy thử

Bạn tạo file ManyToManyExampleApplication và cấu hình Spring Boot và khởi chạy chương trình.

@SpringBootApplication
@RequiredArgsConstructor
public class ManyToManyExampleApplication {
    public static void main(String[] args) {
        SpringApplication.run(ManyToManyExampleApplication.class, args);
    }
}

Sau khi chạy xong, hãy truy cập vào http://localhost:8080/h2-console/ để vào xem database có gì nhé.

many-to-many

Bạn sẽ thấy nó tạo table giống với mô tả ở đầu bài. Gồm có hai bảng chính là addressperson. Ngoài ra, sẽ tạo ra một bảng trung gian ở giữa liên kết hai bảng là address_person.

Thêm dữ liệu

Để thêm dữ liệu vào database, chúng ta sẽ dùng tới Spring JPA .

import org.springframework.data.jpa.repository.JpaRepository;

public interface AddressRepository extends JpaRepository<Address,Long> {
}
public interface PersonRepository extends JpaRepository<Person, Long> {
}

Chúng ta sẽ tạo một chương trình Spring Boot đơn giản bằng cách sử dụng CommandLineRunner để chạy code ngay khi khởi động.

import javax.transaction.Transactional;

import org.springframework.boot.CommandLineRunner;
import org.springframework.boot.SpringApplication;
import org.springframework.boot.autoconfigure.SpringBootApplication;

import com.google.common.collect.Lists;

import lombok.RequiredArgsConstructor;

@SpringBootApplication
@RequiredArgsConstructor
public class ManyToManyExampleApplication implements CommandLineRunner {
    public static void main(String[] args) {
        SpringApplication.run(ManyToManyExampleApplication.class, args);
    }

    // Sử dụng @RequiredArgsConstructor và final để thay cho @Autowired
    private final PersonRepository personRepository;
    private final AddressRepository addressRepository;

    @Override
    @Transactional
    public void run(String... args) throws Exception {
        // Tạo ra đối tượng Address
        Address hanoi = Address.builder()
                                 .city("hanoi")
                                 .build();
        Address hatay = Address.builder()
                               .city("hatay")
                               .build();

        // Tạo ra đối tượng person
        Person person1 = Person.builder()
                              .name("loda1")
                              .build();
        Person person2 = Person.builder()
                              .name("loda2")
                              .build();

        // set Persons vào address
        hanoi.setPersons(Lists.newArrayList(person1, person2));
        hatay.setPersons(Lists.newArrayList(person1));

        // Lưu vào db
        // Chúng ta chỉ cần lưu address, vì cascade = CascadeType.ALL nên nó sẽ lưu luôn Person.
        addressRepository.saveAndFlush(hanoi);
        addressRepository.saveAndFlush(hatay);


        // Vào: http://localhost:8080/h2-console/ để xem dữ liệu đã insert

        Address queryResult = addressRepository.findById(1L).get();
        System.out.println(queryResult.getCity());
        System.out.println(queryResult.getPersons());

    }

}
// Output:
// hanoi
// [Person(id=2, name=loda1), Person(id=3, name=loda2)]

Lưu ý ở đây chúng ta dùng @Transactional. Đê khiến toàn bộ code chạy trong hàm đều nằm trong Session quản lý của Hibernate.

Nếu không có @Transactional thì việc bạn gọi address.getPersons() sẽ bị lỗi, vì nó không thể query xuống database để lấy dữ liệu person lên được. Bạn ghi nhớ chỗ này nhé.

Kết quả trong database lúc này:

Address

one-to-many

Person one-to-many

Address_Person one-to-many

Bài viết của mình không còn gì để ngắn hơn được nữa :((( thật hổ thẹn, mình có up code lên đây, bạn chạy code cái là hiểu liền à:

github.com/loda-kun/java-all

Chúc các bạn học tập thật tốt! ahuu

  1. Hướng dẫn sử dụng @OneToOne
  2. Hướng dẫn sử dụng @OneToMany và @ManyToOne