5s quảng cáo
Mình có 1 shopee nho nhỏ bán ốp iPhone kunn.oops, mọi người ủng hộ nhé :D
Giới thiệu
Hẳn trong Java không ít thì nhiều các bạn đã từng sử dụng qua Listener Pattern
rồi, nên tôi nghĩ sẽ không giới thiệu về nó nữa.
Trong bài viết này, chúng ta tập trung vào cách làm sao để thực hiện việc tạo ra Event
và xử lý Event
đó một cách gọn gàng với Spring Boot.
Bài này yêu cầu kiến thức cơ bản:
Cơ bản về Event & Listener
Cơ bản là khi chương trình của bạn đang vận hành, và có một công việc gì đó, bạn không muốn xử lý trực tiếp tại Class hiện hành hoặc muốn thông báo cho các Đối tượng khác biết bạn vừa làm gì.
Thì bạn sẽ bắn ra một object gọi là Event
(sự kiện), có hoặc không thông tin đi kèm, và nhiệm vụ của các thằng khác là đón lấy hay lắng nghe sự kiện đó để xử lý nghiệp vụ của riêng nó, thằng xử lý gọi là Listener
.
Thằng gây ra sự kiện gọi là Source
.
Còn thằng cầm sự kiện đó ném cho Listener
gọi là Pushlisher
Áp vào thực tế
Giả sử bạn có một cái chuông cửa, khi có người tới bấm cái chuông này. Chuông sẽ phát ra tiếng kêu.
Ở trong nhà có chó, nó nghe thấy tiếng kêu, nó sẽ sủa lên.
Thì:
Source
: Người bấm chuông cửa, là người gây ra sự kiện.Event
: sự kiện bấm chuông cửaPushlisher
: Cái chuông phát ra âm thanh (sự kiện) để thông báo.Listener
: Con chó lắng nghe và xử lý sự kiện
Event
Một Event
(sự kiện) muốn được Spring Boot hỗ trợ thì sẽ phải kế thừa lớp ApplicationEvent
.
/* DoorBellEvent phải kế thừa lớp ApplicationEvent của Spring Như vậy nó mới được coi là một sự kiện hợp lệ. */ public class DoorBellEvent extends ApplicationEvent { /* Mọi Class kế thừa ApplicationEvent sẽ phải gọi Constructor tới lớp cha. */ public DoorBellEvent(Object source, String guestName) { // Object source là object tham chiếu tới // nơi đã phát ra event này! super(source); } }
Event Publisher
Trong Spring Boot, để bắn ra một sự kiện chúng ta sử dụng đối tượng ApplicationEventPublisher
. Đây là một Bean
có sẵn trong Context
do Spring cung cấp, bạn chỉ cần lôi ra sử dụng thôi.
@Component public class MyHouse { @Autowired ApplicationEventPublisher applicationEventPublisher; /** * Hành động bấm chuông cửa */ public void rangDoorbellBy(String guestName) { // Phát ra một sự kiện DoorBellEvent // source (Nguồn phát ra) chính là class này applicationEventPublisher.publishEvent(new DoorBellEvent(this, guestName)); } }
Event Listener
Để lắng nghe các sự kiện do ApplicationEventPublisher
bắn ra, chúng ta sử dụng @EventListener
// Tạo ra Bean @Component public class MyDog { /* @EventListener sẽ lắng nghe mọi sự kiện xảy ra Nếu có một sự kiện DoorBellEvent được bắn ra, nó sẽ đón lấy và đưa vào hàm để xử lý */ @EventListener public void doorBellEventListener(DoorBellEvent doorBellEvent) throws InterruptedException { // Giả sử con chó đang ngủ, 1 giây sau mới dậy Thread.sleep(1000); // Sự kiện DoorBellEvent được lắng nghe và xử lý tại đây System.out.println(Thread.currentThread().getName() + ": Chó ngủ dậy!!!"); System.out.println(String.format("%s: Go go!! Có người tên là %s gõ cửa!!!", Thread.currentThread().getName(), doorBellEvent.getGuestName())); } }
@EventListener
gắn trên một method, với tham số đầu vào chính là sự kiện mà bạn muốn lắng nghe.
Lưu ý: Class chịu trách nhiệm xử lý, có chứa method @EventListener
cũng phải là Bean nhé.
Chạy thử 1
@SpringBootApplication public class App { @Autowired MyHouse myHouse; public static void main(String[] args) { SpringApplication.run(App.class, args); } @Bean CommandLineRunner run() { return args -> { System.out.println(Thread.currentThread().getName() + ": Loda đi tới cửa nhà !!!"); System.out.println(Thread.currentThread().getName() + ": => Loda bấm chuông và khai báo họ tên!"); // gõ cửa myHouse.rangDoorbellBy("Loda"); System.out.println(Thread.currentThread().getName() +": Loda quay lưng bỏ đi"); }; } }
OUTPUT:
restartedMain: Loda đi tới cửa nhà !!! restartedMain: => Loda bấm chuông và khai báo họ tên! restartedMain: Chó ngủ dậy!!! restartedMain: Go go!! Có người tên là Loda gõ cửa!!! restartedMain: Loda quay lưng bỏ đi
Bạn sẽ thấy quá trình xử lý ở đây xảy ra một cách tuần tự và đồng bộ (Synchronous).
Vậy là chúng ta có thể hiểu:
nếu không cấu hình gì thêm,
ApplicationEvent
và@EventListener
là Synchronous.
Chương trình sẽ phải chờ sự kiện xử lý xong thì mới được chạy tiếp.
@Async
Đa phần, xử lý Synchronous không phải điều mà chúng ta mong đợi, chúng ta muốn việc xử lý sự kiện có thể hoạt động riêng và không ảnh hưởng tới luồng làm việc chính.
Nói cách khác, chúng ta muốn sự kiện được xử lý ở một Thread khác, đây gọi là bất đồng bộ (Asynchronous)
Để làm được điều này, chúng ta cần kích hoạt chức năng xử lý bất đồng bộ của Spring Boot, bằng cách bổ sung annotation @EnableAsync
.
@Configuration @EnableAsync public class ListenerConfiguration { /** * Tạo ra Executor cho Async * @return */ @Bean TaskExecutor taskExecutor() { return new SimpleAsyncTaskExecutor(); } }
Spring Boot khi thấy Annotation này, sẽ kích hoạt cho phép xử lý sự kiện dưới dạng Async
các Event
sẽ được gửi vào một Executor
(đơn giản nhất là SimpleAsyncTaskExecutor
) và chờ được xử lý.
Nếu chưa biết Executor
là gì, bạn có thể đọc 2 bài viết sau:
- Khái niệm ThreadPool và Executor trong Java
- ThreadPoolExecutor và nguyên tắc quản lý pool size
@Async
Sau khi kích hoạt tính năng Async
, bất kỳ sự kiện nào bạn muốn nó xử lý Async thì hãy đánh dấu nó bởi @Async
.
@Component public class MyDog { /* @EventListener sẽ lắng nghe mọi sự kiện xảy ra Nếu có một sự kiện DoorBellEvent được bắn ra, nó sẽ đón lấy và đưa vào hàm để xử lý */ /* @Async là cách lắng nghe sự kiện ở một Thread khác, không ảnh hưởng tới luồng chính */ @Async @EventListener public void doorBellEventListener(DoorBellEvent doorBellEvent) throws InterruptedException { // Giả sử con chó đang ngủ, 1 giây sau mới dậy Thread.sleep(1000); // Sự kiện DoorBellEvent được lắng nghe và xử lý tại đây System.out.println("Chó ngủ dậy!!!"); System.out.println(String.format("Go go!! Có người tên là %s gõ cửa!!!", doorBellEvent.getGuestName())); } }
Chạy thử lần 2
OUTPUT:
restartedMain: Loda đi tới cửa nhà !!! restartedMain: => Loda bấm chuông và khai báo họ tên! restartedMain: Loda quay lưng bỏ đi SimpleAsyncTaskExecutor-1: Chó ngủ dậy!!! SimpleAsyncTaskExecutor-1: Go go!! Có người tên là Loda gõ cửa!!!
Lần này quá trình xử lý đã diễn ra đúng như chúng ta mong đợi, người bấm cứ bấm, mà chó kêu cứ kêu, mỗi người một việc, chả ai ảnh hưởng tới ai, chỉ cần biết có sự kiện xảy ra thì phản ứng là được.
Kết
Và như mọi khi, toàn bộ code đều được up lên Github.