5s quảng cáo

Mình có 1 shopee nho nhỏ bán ốp iPhone kunn.oops, mọi người ủng hộ nhé :D

Giới thiệu

tight-coupling hay "liên kết ràng buộc" là một khái niệm trong Java ám chỉ việc mối quan hệ giữa các Class quá chặt chẽ. Khi yêu cầu thay đổi logic hay một class bị lỗi sẽ dẫn tới ảnh hưởng tới toàn bộ các Class khác.

loosely-coupled là cách ám chỉ việc làm giảm bớt sự phụ thuộc giữa các Class với nhau.

Ví dụ dễ hiểu

Lấy một ví dụ:

Bạn có một Class thực thi một nhiệm vụ cực kỳ phức tạp, và một trong số đó là việc sắp xếp dữ liệu trước khi xử lý.

Cách code level 1:

public class BubbleSortAlgorithm{

    public void sort(int[] array) {
        // TODO: Add your logic here
        System.out.println("Đã sắp xếp bằng thuật toán sx nổi bọt");
    }
}


public class VeryComplexService {
    private BubbleSortAlgorithm bubbleSortAlgorithm = new BubbleSortAlgorithm();
    public VeryComplexService(){
    }

    public void complexBusiness(int array[]){
        bubbleSortAlgorithm.sort(array);
        // TODO: more logic here
    }
}

Với cách làm ở trên, VeryComplexService đã hoàn thiện được nhiệm vụ, tuy nhiên, khi có yêu cầu thay đổi thuật toán sắp xếp sang QuickSort thì nghe vẻ chúng ta sẽ phải sửa lại hoàn toàn cả 2 Class trên.

Ngoài ra BubbleSortAlgorithm sẽ chỉ tồn tại nếu VeryComplexService tồn tại, vì VeryComplexService tạo đối tượng BubbleSortAlgorithm bên trong nó (hay nói cách khác là sự sống chết của BubbleSortAlgorithm sẽ do VeryComplexService quyết định), theo như cách implement này, nó là liên kết rất chặt với nhau.

Cách làm level 2:

public interface SortAlgorithm {
    /**
     * Sắp xếp mảng đầu vào
     * @param array
     */
    public void sort(int array[]);
}

public class BubbleSortAlgorithm implements SortAlgorithm{

    @Override
    public void sort(int[] array) {
        // TODO: Add your logic here
        System.out.println("Đã sắp xếp bằng thuật toán sx nổi bọt");
    }
}


public class VeryComplexService {
    private SortAlgorithm sortAlgorithm;
    public VeryComplexService(){
        sortAlgorithm = new BubbleSortAlgorithm();
    }

    public void complexBusiness(int array[]){
        sortAlgorithm.sort(array);
        // TODO: more logic here
    }
}

Với cách làm này, VeryComplexService sẽ chỉ quan hệ với một interface SortAlgorithm. Với cách này thì mỗi quan hệ giảm bớt sự liên kết, nhưng nó không thay đổi được việc thuật toán vẫn đang là BubbleSortAlgorithm.

Cách làm level 3:

public interface SortAlgorithm {
    /**
     * Sắp xếp mảng đầu vào
     * @param array
     */
    public void sort(int array[]);
}

public class BubbleSortAlgorithm implements SortAlgorithm{

    @Override
    public void sort(int[] array) {
        // TODO: Add your logic here
        System.out.println("Đã sắp xếp bằng thuật toán sx nổi bọt");
    }
}

public class QuicksortAlgorithm implements SortAlgorithm {
    @Override
    public void sort(int[] array) {
        // TODO: Add your logic here
        System.out.println("Đã sắp xếp bằng thuật sx nhanh");

    }
}

public class VeryComplexService {
    private SortAlgorithm sortAlgorithm;
    public VeryComplexService(SortAlgorithm sortAlgorithm){
        this.sortAlgorithm = sortAlgorithm;
    }

    public void complexBusiness(int array[]){
        sortAlgorithm.sort(array);
        // TODO: more logic here
    }
}

public static void main(String[] args) {
    SortAlgorithm bubbleSortAlgorithm = new BubbleSortAlgorithm();
    SortAlgorithm quickSortAlgorithm = new QuicksortAlgorithm();
    VeryComplexService business1 = new VeryComplexService(bubbleSortAlgorithm);
    VeryComplexService business2 = new VeryComplexService(quickSortAlgorithm);
}

Cách thứ ba này cũng là cách làm phổ biển nhất. Mối liên hệ giữa 2 Class đã "lỏng lẻo" hơn trước rất nhiều. VeryComplexService sẽ không quan tâm tới việc thuật toán sắp xép là gì nữa, mà chỉ cần tập trung vào nghiệp vụ. Còn SortAlgorithm sẽ được đưa vào từ bên ngoài tùy theo nhu cầu sử dụng.

Dependency Injection

Sau khi bạn đã nắm được 2 khái niệm tight-couplingloosely-coupled thì sẽ có thể hiểu dễ dàng khái niệm Dependency Injection. Một trong những nhân tố chính giúp cuộc đời lập trình Java của bạn trở nên tươi sáng hơn.

Xem thêm tại:

Giải thích Dependency Injection (DI) và IoC bằng Ngọc Trinh

Kết

Việc code để có thể chạy là rất đơn giản, nhưng để có thể khiến code có thể dễ dàng mở rộng và bảo trì thì là cả một thách thức. Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu các khái niệm trong lập trình hướng đối tượng ở các bài sau.

Như mọi khi, toàn bộ code được để tại Github